Giới thiệu về Bus trong máy tính

Giới thiệu

Các hệ thống máy tính thông thường chứa ba thành phần chính, bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit – CPU) để xử lý các dữ liệu, bộ nhớ chính dùng để lưu các dữ liệu cần xử lý, và một loạt các thiết bị ngoại vi giao tiếp dữ liệu đó với thế giới bên ngoài. Một chiếc máy tính đời đầu có thể sử dụng CPU nối tay của ống chân không, một trống từ cho bộ nhớ chính, và các băng từ và máy in để đọc và ghi dữ liệu. Trong một hệ thống hiện đại chúng ta có thể tìm thấy một CPU đa nhân, bộ nhớ DDR4 SDRAM, một ổ cứng cho các dữ liệu không trực tuyến, Card đồ họa và màn hình LCD như là hệ thống hiển thị, một mouse và bàn phím cho các tương tác, và một kết nối Wi-Fi cho mạng. Trong hai ví dụ trên, Các bus máy tính bằng hình thức này hay hình thức khác chuyển dữ liệu giữa tất cả các thiết bị này.

BUS là gì?

Trong máy tính, bộ xử lý và bộ nhớ trong liên lạc với các ngoại vi bằng bus. Bus là một hệ thống các dây cáp nối (khoảng 50 đến 100 sợi cáp riêng biệt) trong đó một nhóm các cáp được định nghĩa chức năng khác nhau bao gồm: các đường dữ liệu, các đường địa chỉ, các dây điều khiển, cung cấp nguồn. (Như vậy bus là tập hợp các đường kết nối dùng để vận chuyển thông tin giữa các thành phần của máy tính với nhau)

Thông tin được truyền từ thiết bị này qua thiết bị khác nhờ BUS

Dùng bus có 2 ưu điểm là giá tiền thấp và dễ thay đổi ngoại vi. Người ta có thể gỡ bỏ một ngoại vi hoặc thêm vào ngoại vi mới cho các máy tính dùng cùng một hệ thống bus.